Recent Posts

Recent Comments

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

Mách bạn cách đơn giản để chống thấm cho tường nhà cũ


Vào mùa hè bề mặt tường sẽ phải liên tục bị thiêu đốt bởi sức nóng của ánh mặc trời, còn thời điểm chuyển giao giữa 2 mùa nắng và mưa là lúc bức tường phải chịu nhiều tác động của thời tiết "sáng nắng chiều mưa" khiến chúng bắt đầu xuất hiện các vết nứt, đặc biệt là những căn nhà đã cũ thì việc thấm dột vào mùa mưa là không tránh khỏi. Dưới đây là các phương pháp chống thấm tường nhà cũ của đội ngũ chuyên dịch vụ sửa nhà chia sẻ, hi vọng giúp bạn khắc phục được hiện trạng xuống cấp của tường nhà mình đơn giản nhất



Sử dụng vật liệu chống thấm

Các vật liệu như sơn chống thấm là cách làm đơn giản và mang lại hiệu quả tốt nhất để phòng tránh và bảo vệ ngôi nhà khỏi tình trạng ẩm móc và ngấm tường. Trên thị trường chống thấm hiện có công nghệ chống thấm Hydroshield đang được nhiều gia chủ và nhà thầu chuyên nghiệp lựa chọn để tăng tuổi thọ cho công trình.

HydroshieldTM là công nghệ đột phá mới nhất được nghiên cứu bởi Dulux Weathershield. Họ đã thành công trong việc tối ưu hóa các hợp chất hóa học để tạo nên liên kết bền vững nhất. Vì thế, bề mặt chống thấm đanh chắc, không bị xốp và các lỗ li ti như các chất chống thấm thông thường khác. Chỉ vừa ra mắt vào tháng 4/2014 nhưng công nghệ chống thấm đã hoàn toàn chinh phục được mọi khách hàng.

Che chắn cho bề mặt tường

Trần nhà và các bề mặt tường thường xuyên tiếp xúc với khí hậu vô cùng khắc nhiệt, dễ bị thay đổi nhiệt độ đột ngột nên sẽ gây ra các hiện tượng co giãn, từ đó tạo ra vết nứt và thấm nước. Để hạn chế điều này, bạn nên sử dụng phương pháp che chắn, giảm bức xạ cho tường nhà như lợp thêm mái che bằng tôn, ngói trên trần nhà. Ngoài ra có thể trông cây leo kết hợp vòi phun nước ở mặt tường thường xuyên tiếp xúc với hướng nắng để giảm ánh nắng trực tiếp rọi vào.


 Gia cố hệ thống thoát nước

Về xử lý chống thấm, có tới 50% liên quan đến đường ống cấp thoái nước. Chất lượng ống, quy cách thi công, các xử lý về mối nối,... có thể sai sót dẫn đến thấm. Bên cạnh chọn đúng loại ống, thi công và xử lý mối nối tốt thì bạn nên kiểm tra định kỳ ống thoát nước trước và sau mỗi trận mưa lớn để chắc chắn miệng cống không bị tắc vì rác bẩn và bụi bặm. 

Liên hệ dịch vụ chống thấm của chúng tôi

Chúng tôi gồm đội ngũ đã hoạt động thâm niên chuyên cung cấp dịch vụ sửa nhà cũ trọn gói lâu năm tại Hà Nội, cam kết mang đến cho bạn giải pháp tối ưu nhất và phong cách làm việc uy tín chuyên nghiệp, giúp quý khách hàng tiết kiệm tối đa thời gian cũng như chi phí chống thấm hoặc sửa chữa nhà cửa.

Sửa chữa nhà ở, xin giấy phép ở đâu?

Nếu bạn đang có ý định sửa chữa lại ngôi nhà hay xây dựng nhà mới thì việc đầu tiên cần làm đó là thông báo tới các cơ quan chức năng và xin cấp phép sửa chữa và xây dựng. Trong nhiều năm cung cấp dịch vụ sửa nhà, chúng tôi thấy rất nhiều quý khách hàng lúng túng trong việc xin giấy phép sửa chữa và không biết nộp đơn vào đâu và làm thủ tục ra sao. Do đó với bài viết này chúng tôi sẽ giải thích cặn kẽ việc xin giấy phép sửa nhà để thực hiện dễ dàng hơn.



Trong khoản 1 điều 3 nghị định số 64/2012/NĐ - CP quy định:

Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải xin giấy phép dây dựng, trừ các trường hợp sau:

a) công trình bí mật nhà nước, công trình thực hiện theo lệnh khẩn, công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính và một số công trình khác theo quy định của chính phủ được miễn giấy phép;

b) Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được các cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt;

c) Các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng chính phủ, Bộ Trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

d) Công trình sửa chữa cải tạo và lắp đặt các thiết bị bên trong mà không làm thay đổi kiến trúc các mặt ngoài, kết cấu chịu lực, công năng sử dụng và an toàn công trình;

đ) công trình hạ tầng kỹ thuật chỉ phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật và nhà ở riêng lẻ tại các nơi vùng sâu, vùng xa thuộc khu vực chưa có quy hoạch điểm dân cư nông thôn và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Còn trường hợp sửa chữa của quý vị cần phải xin cấp giấy phép xây dựng trước khi khởi công, vì việc sửa chữa có thể làm thay đổi mặt ngoài và an toàn công trình.
 


Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà.
2. Bản sao công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất.
3. Hai bộ bản vẽ hiện trạng bộ phận, các hạng mục công trình được cải tạo có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo, ảnh chụp kích thước 10 x 15cm hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa.
Bộ hồ sơ này bạn phải nộp tại UBND quận/huyện để được giải quyết.

Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại UBND quận/huyện

Khi đó bộ phận tiếp nhận sẽ kiểm tra đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định:

• Trường hợp thành phần hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì viết biên nhận, ghi rõ ngày hẹn trả kết quả cho người nộp.

• Trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn cho người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Thụ lý giải quyết hồ sơ, cấp phép xây dựng (thời hạn giải quyết tối đa 20 ngày kể từ ngày nộp). Trường hộp hồ sơ chưa đủ điều kiện cấp phép thì phải có văn bản hướng dẫn đầy đủ và một lần cho chủ đầu tư biết để thực hiện theo quy định.

Bước : Nhận kết quả (Giấy phép hoặc văn bản hướng dẫn) tại bộ phận tiếp nhận và trả kết của UBND quận/huyện.

Trường hợp không cần xin phép

Theo quy định tại điểm đ, khoản 1, điều 62 Luật xây dựng và điều 19 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Với các trường hợp sửa chữa, cải tạo và lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực, an toàn công trình thì chủ đầu tư không cần có giấy phép.

Trường hợp việc sửa chữa, lắp đặt của anh không làm thay đổi kiến trúc hay kết cấu chịu lực và an toàn của căn hộ thì anh không cần làm thủ tục cấp giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, theo điều 9 Thông tư số 03/2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng ban hành ngày 26 tháng 03 năm 2009 “Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP”, trước khi khởi công xây dựng anh phải gửi văn bản thông báo ngày khởi công kèm theo các bản vẽ mặt bằng xây dựng, mặt bằng móng, mặt đứng chính công trình cho UBND quận Hai Bà Trưng và UBND phường Minh Khai biết, để theo dõi và quản lý theo quy định.

Theo quy định tại điều 20 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP và mục 5 Nghị định số 83/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 10 năm 2009 Về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP thì Hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng công trình và nhà ở đô thị bao gồm:

1. Đơn xin cấp Giấy phép xây dựng theo mẫu kèm theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP.

2. Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

3. Bản vẽ thiết kế thể hiện được vị trí mặt bằng; mặt cắt, các mặt đứng chính; mặt bằng, mặt cắt móng công trình; sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình (đối với công trình theo tuyến); sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa, nước thải; ảnh chụp hiện trạng công trình.
 
Nguồn: suanhanh.net

Mẹo chống nóng cho ngôi nhà hướng tây

Chỉ mới vào đầu hè thôi nhưng chúng ta đã phải chịu những đợt nóng kinh khủng do khí hậu trở nên nóng hơn các năm, đặc biệt là những ngôi nhà hướng Tây sẽ phải hứng chịu những cái nắng gay gắt vào buổi chiều. Vậy thì làm sao để có được giải pháp chống nóng hiệu quả cho những ngôi nhà này?

Theo các kỹ sư bên dịch vụ sửa nhà khuyên rằng bạn bên có bản thiết kế hoàn mỹ trước khi bắt tay vào xây dựng, ví dụ như căn nhà hướng Tây thì cần thiết kế các phương án chống nóng khi thiết kế nhà ở, còn nếu nhà bạn chưa có giải pháp trước khi xây dựng thì hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây nhé!



Phương pháp thứ nhất

Sử dụng loại cửa gỗ 2 lóp, hạn chế dùng cửa nhôm kính vì nó có khả năng bức xạ nhiệt cao hơn. Nếu bắt buộc dùng thì hãy chọn những loại kính cách nhiệt.

Phương pháp thứ hai

Xây tường thụt vào bên trong khoảng 1 - 2 m, để tận dụng tầng trên kết hợp ban công để che nắng cho tầng trệt. Bạn có thể tận dụng phần thụt vào để trồng cây hay bố trí mặt nước. Mặt tiền phía trên gắn thêm một hệ giàn khoan bằng thép hoặc gỗ để trồng dây leo. Còn phần tường mặt tiền nếu xây dày thì sẽ tốn kém, bạn có thể cách nhiệt bằng cách sử dụng loại vách ép ván kết hợp với khung gỗ hay thép để gắn trực tiếp vào bên trong tường mặt tiền ( bởi không khí cách nhiệt vô cùng tốt), xử lý trát thạch cao hay dán giấy trang trí cho ván ép, mái nhà đổ mê gắn ngói gạch vào.

Phương pháp thứ ba

Có thể tăng thêm diện tích che mát như xây dựng giàn hoa, trồng các loại cây leo bám tường hay các loại cây có tán lá rộng để làm mát, che nắng cho căn nhà của bạn. Với phương pháp này không những có tác dụng tốt trong việc chống nóng mà còn làm ngôi nhà bạn trông đẹp hơn.



Phương pháp thứ tư

Xây tường 2 lớp với gạch lỗ xây song song, đảm bảo có khe hở ở giữa, lớp không khí bên trong khe tường sẽ có tác dụng tốt trong việc cách nhiệt, khi lớp tường bên ngoài nóng thì lớp bên trong vẫn mát khi sờ tay vào. Nếu bạn có điều kiện có thể đổ tường bê tông dày từ 25 - 30 cm để nhiệt không thể xuyên qua lớp bê tông này.

Phương pháp thứ năm

Để giảm tối đa lượng nhiệt, bạn có thể dùng sơn màu trắng để sơn mặt ngoài nhà bằng sơn bột công nghệ Mỹ, đây cũng là cách hiệu quả để giảm lượng nhiệt vào bên trong đặc biệt là những ngày hè oi ả.

Phương pháp thứ sáu

Về mặt trong của bức tường hướng Tây, bạn có thể sử dụng vật liệu cách nhiệt như sơn chống nóng, ốp gỗ tạo khe cách nhiệt,... vừa cải tạo nội thất lại là các vật liệu dễ xử lý, không làm ảnh hưởng nhiều tới kết cấu chung.

Những vật liệu sử dụng cách nhiệt

- Sử dụng bê tông bọt siêu nhẹ công nghệ Mỹ, tỷ trọng thấp 0,35-0,9 (350-900kg/m3, nhẹ và nổi trong nước).

- Bông thủy tinh cách nhiệt được làm từ sợi thủy tinh tổng hợp chế xuất từ đá, xỉ, đất sét… có tác dụng cách nhiệt, cách âm, cách điện khá cao mà không cháy và có tính đàn hồi tốt.

- Nhựa UPVC hiện cũng là vật liệu được sử dụng nhiều để giảm bức xạ nhiệt bên ngoài.

- Dùng gạch Tuynel 3 lỗ chống nóng, nhưng cần lưu ý thêm, để tăng độ dày cho tường nhà thì nên để một khe hở giữa bức tường nhà cũng và mới để có hiệu quả cách nhiệt cao.

- Túi khí Ap: có thể ngăn ngừa được 95 - 97% bức xạ nhiệt bên ngoài, ngăn chặn quá trình hấp thụ nhiệt vào mùa hè và tránh thoát nhiệt vào mùa đông.

- Tấm xốp PU dùng để lót hay ốp tường có công dụng cách âm cách nhiệt tốt
- Sử dụng sơn cách nhiệt chống nóng, trong sơn có chứa các cầu rỗng thủy tinh nên có thể ngăn ngừa việc truyền nhiệt.

Có cần xin cấp phép khi sửa lại nhà không?

Sau một thời gian cung cấp dịch vụ sửa nhà, chúng tôi thấy rất nhiều khách hàng đều có chung băn khoăn, thắc mắc về vấn đề pháp lý khi sửa lại nhà. Vì thế, trong bài viết này chung tôi sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn và giải đáp những thắc mắc về mặt pháp lý khi sửa nhà như có phải xin giấy phép không? thủ tục xin như thế nào và chi phí xin phép ra sao?

Theo quy định hiện hành: nếu bạn có nhu cầu sửa lại nhà, mà chỉ sửa nội thất bên trong như sơn sửa, thay gạch nền,... chỉ làm thay đổi kiến trúc bên trong và không liên quan đến phần diện tích xây dựng cũng như kết cấu công trình thì vẫn phải xin phép sửa nhà. Nhưng giấy phép này chỉ cần xin ở cấp phường là được. Nếu như bạn không xin phép thì công trình có thể gặp rắc rối khi quản lý đô thị kiểm tra.



Hồ sơ bao gồm: chủ quyền, chứng minh nhân dân người đứng tên sở hữu, những bức ảnh liên quan đến hiện trạng đang có và xuống cấp. Đơn xin sửa nhà trên không tốn chi phí và chỉ mất tầm 10 phút.

Trong trường hợp bạn muốn nâng thêm một tầng. Điều này chắc chắn phải xin cấp giấy phép và phải do Ủy ban nhân dân cấp quận nơi nhà bạn đang chuẩn bị sửa cấp phép.

Vì sao sửa nhà nâng tầng thủ tục xin phép rắc rối hơn xây dựng mới?

Khi bạn sửa nhà nâng tầng, tăng diện tích xây dựng, thay đổi kết cấu công trình thì bạn phải có hồ sơ kiểm định móng và giấy phép xây dựng nhà, những hồ sơ này do Quận cấp phép.

Thời gian là 21 ngày từ lúc nộp hồ sơ. Thủ tục bao gồm:
- Chủ quyền nhà đất.
- Bản vẽ xin phép.
- Hồ sơ kiểm định móng.
- Chứng minh ND + Hộ khẩu , tờ khai thuế trước bạ ( tùy từng quận )

Chi phí nộp ngân sách nhà nước khoảng 200.000đ – 500.000đ.( chưa tính phí bản vẽ )

Thông thường thì ít ai tự mình đi xin giấy phép sửa nhà nâng tầng được. Vì sao ?. 
Bởi hồ sơ xin cấp phép nâng tầng rất phức tạp, có những gia chủ phải mấy tháng trời mới xin xong. Nếu có thể thì bạn nên thuê dịch vụ giấy phép, vẽ bản vẽ và xin giấy phép xây dựng nhà. Vì sao nên làm thế? vì bên dịch vụ chuyên nghề họ sẽ hiểu rõ quy định của từng quận, biết cách vẽ như thế nào, nét đậm, nét nhạt ra sao,...

Thường thì giấy phép xây dựng và hồ sơ kiểm định móng có giá là. Từ 4.000.000đ đến 15.000.000đ .Tùy quy mô, DT công trình.

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

Những lưu ý khi sửa nhà chung cư

Hiện nay, nhà chung cư là lựa chọn của rất nhiều người ở các đô thị, thành phố lớn, bởi giá thành khá hợp lý với túi tiền của các gia đình. Tuy nhiên, khác với các căn nhà riêng, nhà chung cư bao gồm nhiều căn hộ với không gian riêng biệt nhưng vẫn có nhiều phần liên kết chung, vì vậy rất khó để cả tạo, sửa chữa khi. Dưới đây là những lưu ý bạn cần nhớ khi có ý định sửa chữa căn nhà chung cư của mình.



1. Thủ tục xin phép nhà đầu tư

Mỗi tòa chung cư đều có cấu trúc và thiết kế theo một tiêu chuẩn chung, vì thế khi bạn muốn nâng cấp không gian căn hộ để phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình mình thì phải được sự cho phép từ chủ đầu tư, để đảm bảo thẩm mỹ cũng như kết cấu chung của tòa nhà. Cụ thể, bạn phải nộp hồ sơ thỏa thuận phương án sửa chữa căn hộ cho chủ đầu tư. Khi được sự cho phép và trả lời bằng văn bản thì mới được phép tiến hành sửa chữa.

Hồ sơ thỏa thuận bao gồm:

- Đơn đề nghị được cải tạo, sửa chữa căn hộ theo mẫu do chủ đầu tư cung cấp.

- Bản vẽ thiết kế mới chi tiết do bạn lập ra.

Quá trình sửa chữa phải được tiến hành trong khoảng thời gian và khung giờ nhất định để tránh ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của các hộ dân trong căn hộ khác. Và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bồi thường cũng như sửa chữa lại khi xẩy ra thiệt hại, hư hỏng tài sản chung của tòa chung cư.

Bạn cũng cần lưu ý thêm có những phần diện tích không được tự ý sửa chữa như: màu sơn bên ngoài căn hộ, vị trí cửa ra vào ,cửa sổ, ban công... để đảm bảo cấu trúc tòa nhà. Ở các vị trí tiếp giáp với căn hộ khác nên hết sức chú ý và cẩn thận để không gây ra tiếng ồn và ảnh hưởng tới kết cấu.
2. Thủ tục xin cấp phép xây dựng:


Tiếp theo, bạn phải tới các đơn vị hành chính nhà nước như phòng quản lý đô thị, phòng kinh tế và hạ tầng cấp huyện, ủy ban nhân dân huyện để làm thủ tục xin cấp phép xây dựng. Hồ sơ xin cấp phép gồm có:

- 01 bộ: Đơn xin phép cải tạo căn hộ hiện có, bản cam kết thu gom, vận chuyển chất thải rắn xây dựng, bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất, ảnh chụp mặt đứng hiện trạng...

- 04 bộ bản vẽ thiết kế mới mà bạn đã lập ra.

Thời gian để cơ quan thẩm quyền giải quyết hồ sơ là 15 ngày (tính từ ngày nhận đu hồ sơ hợp lệ theo quy định). Lệ phí cấp giấy phép xây dựng là 50.000 đồng.



3. Một số vấn đề khác:

- Nên thuê đơn vị tư vấn, xây dựng thiết kế mới

- Lựa chọn dịch vụ sửa nhà có năng lực để quá trình cải tạo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng

- Dành thêm thời gian để giám sát đơn vị thi công, hạn chế tối đa những thiệt hại ảnh hướng tới cấu trúc chung của tòa nhà.

- Phối hợp cùng ban quản lý toàn nhà để quá trình vận chuyển vật liệu và sửa chữa không làm ảnh hưởng tới việc sinh hoạt của các hộ dân khác.

- Trong thời gian sửa chữa, tuyệt đối chấn hành nội quy, quy định của tòa nhà, về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường,...

- Sau khi hoàn tất việc sửa chữa, cần liên hệ với đơn vị chức năng của tòa nhà để tổ chức nghiệm thu trước khi đi vào sử dụng, để tránh những rắc rối không đáng có.

- Cuối cùng, để tiết kiệm thời gian và tiền bạc, hãy lập cho mình một kế hoạch chi tiết từ ban đầu, tự mình giám sát trực tiếp ý tưởng thiết kế, lựa chọn nhà thầu,...

Mong rằng với những chia sẻ trên, công việc cải tạo căn hộ của bạn sẽ dễ dàng và thuận lợi.

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

Kinh nghiệm “hô biến” nhà cũ thành nhà mới

Sau một thời gian sử dụng, căn nhà của bạn sẽ bị xuống cấp, cũ kỹ vì thế bạn muốn chuyển sang căn nhà mới, nhưng bạn không có đủ điều kiện kinh tế để mua căn nhà khác, hay phá xây lại, vì thế biện pháp bạn có thể lựa chọn là cải tạo lại nhà cũ đấy. Tuy nhiên việc cải tạo cũng gặp nhiều khó khăn, bởi nó bị ràng buộc bởi kết cấu có sẵn.

Trước đây, hầu hết các ngôi nhà được xây dựng một cách tự phát, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của nhóm thợ thi công, không có thiết kế cụ thể, vì thế mọi thứ bố trị không được thực sự tốt. Điều này dẫn đến công năng sử dụng không được hợp lý: kê đồ nội thất khó, sử dụng các không gian thuận tiện, thiếu ánh sáng, chất lượng công trình không cao, vì thế khi sử dụng gây ra các hiện tượng võng, nứt sàn, tường, gây thấm dột, mốc tường hay ẩm thấp.

Việc cải tạo lại nhà cũ có thể tiết kiệm lên đến 1/3 giá trị khi xây dựng ngôi nhà mới bởi có thể tận dụng được toàn bộ phần móng, tường bao quanh, sàn nhà các tầng. Tuy nhiên việc cải tạo cũng k hề dễ dàng gì cho gia chủ và bên thi công bởi những hạn chế về cấu trúc của ngôi nhà cũ.

Với kinh nghiệm làm dịch vụ sửa nhà lâu năm, chúng tôi chia sẻ một số kinh nghiệm, hi vọng ít nhiều giúp được bạn.

- Bước 1: Cần khảo sát kỹ lưỡng hệ móng, dầm, cột hiện trạng công trình (có thể là nhà kết cấu tường chịu lực)

- Bước 2: Xem xét kết cấu hiện trạng để đưa ra phương án cải tạo thích hợp nhất để đạt được các không gian trong nhà hợp lý nhất, thu được nhiều ánh sáng tự nhiên nhất, thông gió tốt nhất. Trong bước này có thể đưa phương án gia cố một số vị trí móng, để cấy thêm cột, tăng kết cấu chịu lực.

- Bước 3: xử lý các hiện tượng xấu của nhà cũ như: võng sàn, nứt tường, nứt cổ trần, nhà ẩm mốc,… 
 


Các xử lý hiện tượng xấu như sau:

+ Chân tường: có thể dùng biện pháp bóc bỏ tất cả các lớp vừa trát cũ, đục bỏ một phần nhỏ vữa ở 3 hàng mạch vữa liên kết gạch ở vị trí cốt sàn nhà, trát xử lý lại bằng vữa xi măng mác cao đồng thời trát lại lớp vữa bảo vệ mác cao lên cao khoảng 900mm so với cốt sàn nhà (bạn có thể sơn thêm lớp sơn chống thấm ở chân tường).

+ Xử lý võng sàn, nứt sàn: Trong quá trình sử dụng, chủ nhà thường tự ý thay đổi công năng hoặc chia nhỏ phòng, xây trực tiếp lên sàn các tầng tại vị trí không có dầm, vì thế theo thời gian các sàn sẽ vòng vì bị một lực lên tập trung theo 1 đường thẳng giữa sàn nhà gây nen hiện tượng võng sàn, gây thấm dột, bong vữa trần.

Vì thế để xử lý tốt hiện tượng này nên phá dỡ những bức tường xây sai quy định, để có thể xây dựng tường lên sàn thì phải đổ thêm một đoạn dầm hoặc cấy dầm lên sàn cũ, dầm này sẽ gác lên tường chịu lực hoặc dầm khung chịu lực.

+ Xử lý nứt cổ tường trên các tầng ban công, sân thượng: do thời gian sử dụng lâu năm hoặc khi xây tường ban công, tường chắn mái,… thợ thi công không xử lý lớp vữa xi măng mác cao chống thấm ngược, không đánh vát chống đọng nước vị trí chân tường giao với sàn, trần nhà vì thế khi mưa sẽ bị ngấm và đọng nước. Khi trời nắng lên, có sự thay đổi lớn về thời tiết, các lớp nước chịu nhiệt độ cao gây co giãn mạnh, gây nứt cổ trần. 
 


Vì thế để xử lý hiện tượng này cần sửa lại các mạch vữa chân tường bằng cách đục bỏ một phần phía ngoài rồi trát lại bằng xi măng mác cao, đồng thời xây vát góc tránh đọng nước ở chân tường giao giữa tường với trần nhà.

+ Xử lý cấy dầm mới, cấy sàn và sàn cũ: để cải tạo công năng thì phải thay đổi vị trí cầu thang, do đó bạn sẽ phải cấy dầm mới, cấy sàn mới. Có nhiều biện pháp để thi công nhưng phương pháp hay dùng nhất là phá bỏ một phần nhỏ lớp bê tông bảo vệ thép, nhằm lộ thép cũ để hàn đấu đầu hoặc buộc nối thép cũ với thép mới. Tại vị trí đầu mối trước khi đổ bê tông phải đánh giấy nháp làm sạch gỉ sắt trước khi đấu nối rồi sau đó đổ một lớp xi măng nguyên chất nhằm tăng khả năng bám dính bê tông cũ và mới với nhau (lưu ýtrước khi đổ bê tông phải rửa sạch các vị trí đầu nối, mạch liên kết bê tông mới và cũ). Ở một vài vị trí đưa con sơn các bạn có thể dùng cách khoan lỗ rồi gài thép dần con sơn vào hệ khung nhà cũ, và phải dùng keo bê tông hoặc loại đặc chủng.

Random Posts

Social

BLOGROLL

My Blog List

Featured Posts

Recent Post

Random Post

World

Pages

Pages

Like